4 bước đơn giản để phòng bệnh cho chó vào mùa đông
Đối với người nuôi chó, phòng bệnh cho chó là một công việc vô cùng quan trọng. Đặc biệt là vào mùa lạnh ở miền Bắc.
Đây là thời điểm sức đề kháng của con người và động vật đều suy giảm. Dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phổi…
Các bệnh phổ biến nhất ở chó vào mùa lạnh có thể kể tới viêm phổi, viêm khí quản, viêm thanh quản, Care, Parvo… Một số bệnh có thể đe dọa tới tính mạng của chó nếu không được chữa trị kịp thời.
Vậy làm thế nào để phòng bệnh cho chó vào mùa đông? Hãy cùng bác sĩ thú y tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Phòng bệnh cho chó bằng chế độ ăn phù hợp
Vào mùa đông, nhu cầu về dinh dưỡng của chó sẽ tăng cao hơn. Cũng tương tự như con người, chó cần tích lũy năng lượng và tiêu tốn nhiều calo để giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt là với các giống chó lông ngắn.
Vì vậy, việc quan trọng nhất lúc này là bổ sung dinh dưỡng cho chó. Bằng cách tăng lượng thức ăn hàng ngày, hoặc cho ăn thực phẩm giàu calo hơn. Thay vì chỉ cho ăn thức ăn khô, bạn nên tự nấu thức ăn hoặc cho ăn thêm thức ăn đóng hộp, pate cho chó. Có thể tăng số bữa trong ngày để giúp bổ sung năng lượng.
Tuy nhiên không nên cho chó ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm, béo. Thay vào đó bạn có thể cho ăn thêm rau củ quả nấu chín. Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng. Vừa giúp chó no bụng lại không chứa quá nhiều chất béo.
Ngoài chế độ ăn, cần kết hợp với việc vận động thường xuyên. Hãy cho chó tập luyện hàng ngày hoặc chơi đùa với thú cưng của bạn. Vận động thường xuyên sẽ ngăn mỡ thừa tích tụ trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì ở chó.
==> Xem thêm: Thức ăn cho chó
Không như các giống chó lông dài sống ở nơi có khí hậu lạnh, chó lông ngắn giữ nhiệt rất kém và cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Do đó, mặc quần áo là cách tốt nhất để giữ ấm cho thú cưng vào mùa đông.
Những bộ quần áo bằng nỉ, len hoặc vải bông sẽ giúp những chú chó cảm thấy ấm áp hơn. Nhất là vào những ngày trời lạnh dưới 10 độ. Quần áo sẽ giúp giữ ấm, bảo vệ và giảm nguy cơ mắc bệnh đối với chó.
Phòng bệnh cho chó bằng cách mặc áo
Những bộ quần áo với đủ kiểu dáng, hoa văn bắt mắt sẽ giúp chú chó trở nên đáng yêu hơn. Nên chọn size vừa người với chất liệu co dãn thoải mái sẽ giúp chó cưng của bạn thoải mái hơn khi mặc đồ.
Ngoài ra, đi giày cho chó cũng là một cách để bảo vệ bàn chân của chúng. Giày cho chó thường được sử dụng cho chó kéo xe trên tuyết. Hoặc những chú chó cứu hộ phải di chuyển trên địa hình nguy hiểm. Những đôi giày vừa giúp bảo vệ bàn chân, vừa giúp phòng ngừa bệnh xương khớp.
>> Có thể bạn quan tâm: Quần Áo Chó Mèo
Tuy nhiên, những đôi giày cũng gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tới sức khỏe của chó. Nếu trời không quá lạnh, bạn hoàn toàn không cần đi giày cho chó cưng. Chúng có thể thoải mái đi lại mà không cần giày dép.
Không để chó ngủ ngoài trời và trên nền đất lạnh
Việc để chó ngủ ngoài trời lạnh là điều tối kị vào mùa đông. Bởi khi ngủ, thân nhiệt của chó sẽ giảm đi. Chúng sẽ rất dễ đột quỵ và tử vong nếu nhiệt độ quá thấp. Chó cần có một chỗ ngủ ấm áp, kín gió với đệm dày để giữ ấm.
Bạn có thể tận dụng khăn, quần áo cũ, đệm cũ hoặc chuẩn bị một chiếc đệm dành riêng cho chó. Nhiều loại đệm có chức năng sưởi sẽ giúp phòng bệnh cho chó của bạn rất hiệu quả. Đặc biệt là chó con và chó lớn tuổi.
Chỗ ngủ của chó cần kín gió, đủ ấm, tốt nhất là ở trong phòng có máy sưởi. Và quan trọng nhất, hãy thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng, đệm của chó. Chuồng trại sạch sẽ giúp chó tránh được phòngcác bệnh về da và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vệ sinh cơ thể cho chó
Nhiều người nghĩ rằng, mùa đông thì không cần tắm rửa cho chó. Nhưng không phải như vậy, chó vẫn cần được vệ sinh, chải chuốt định kỳ. Đặc biệt là với các giống chó lông dài như Golden, Samoyed, Alaska…
Có thể giãn bớt số lần tắm rửa, nhưng tốt nhất là 2-3 lần mỗi tháng. Đồng thời chải lông hàng ngày để loại bỏ lông rụng và bụi bẩn, gỡ rối lông. Không để mùa đông là cơ hội để ve, rận và kí sinh trùng sinh sôi nảy nở.
Khi tắm cho chó vào mùa đông, không nên tắm quá lâu. Không tắm cho chó ở ngoài trời, luôn phải dùng nước ấm và tắm ở nơi kín gió. Sau khi tắm phải sấy khô, cho chó ở nơi ấm áp, tránh gió lùa. Không để chó ra ngoài trời với bộ lông ẩm ướt.
Bình luận bài viết